Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh
Sức khỏe

Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh có biểu hiện gì và điều trị ra sao?

Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội và có thể lây nhiễm qua nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh càng nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tìm hiểu rõ các biểu hiện của bệnh ở trẻ giúp ba mẹ có biện pháp điều trị hiệu quả.

Giang mai là bệnh lý mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể mắc phải hiện nay. Đặc biệt bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh khiến nhiều bậc phụ huynh trở nên lo lắng. Vậy bệnh lây truyền qua những con đường nào và có triệu chứng ra sao? Bệnh giang mai ở trẻ em có nguy hiểm không? Bài viết sau còn mách cho bạn một số cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả nhất.

Những con đường lây nhiễm gây bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh

Bệnh học giang mai ở trẻ em có thể được lây nhiễm qua những con đường sau đây:

1.1. Bệnh giang mai lây từ mẹ sang con

Nếu nữ giới mang thai mà mắc bệnh giang mai thì khả năng truyền sang con là rất cao. Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và tấn công qua nhau thai và nước ối. Sau đó chúng nhiễm trực tiếp vào cơ thể trẻ khi tiếp xúc với dịch tiết âm đạo nếu sinh thường.

Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh
Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh lây từ mẹ sang con

1.2. Lây nhiễm qua đường máu 

Nếu trẻ đang mắc bệnh và vô tình tiếp nhận nguồn máu chưa được xét nghiệm sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh giang mai. Xoắn khuẩn giang mai một khi đã nhiễm vào máu sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể trẻ. Và từ đó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của trẻ.

1.3. Lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở 

Trẻ nhỏ thông thường rất năng động, trong quá trình đùa nghịch vô tình trẻ có thể bị xước da. Điều này có thể làm trẻ tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh và có nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, để tránh nhiễm bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh bạn nên trông trẻ cẩn thận hơn.

1.4. Khi sử dụng chung đồ vật cá nhân với người bệnh 

Bạn không nên dùng chung đồ đạc cá nhân với trẻ do sức đề kháng của bé còn rất non nớt. Việc sử dụng chung đồ đạc cá nhân với người lớn ví dụ như khăn mặt, quần áo, muỗng, đũa… Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ vô tình bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai.

1.5. Các con đường lây truyền khác của bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh

Những hành động thân mật của người lớn chẳng hạn như ôm, hôn, thơm má, dùng tay đùa nghịch,… Đây cũng là là nguyên nhân gây ra bệnh giang mai ở trẻ nếu người đó có virus nhiễm bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp ít xảy ra đó là người bệnh có hành vi giao cấu với trẻ. Điều này khiến cho trẻ bị nhiễm xoắn khuẩn bệnh giang mai qua đường tình dục. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cả tâm lý của trẻ.

Biểu hiện bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn khá non nớt nên bệnh giang mai sẽ biểu hiện sau 2-9 tháng. Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh sẽ có những triệu chứng nhận biết cơ bản sau:

Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện bệnh giang mai ở trẻ
  • Xuất hiện trên da các vết loét tròn và nông tại cơ quan bộ phận sinh dục của trẻ. Sau đó chúng lây lan sang những bộ phận khác như mông, đùi, bẹn, hậu môn, miệng, mắt…
  • Có những vết hạch nổi ở vùng bẹn, sờ vào trẻ cảm thấy đau.
  • Những vết loét này sẽ xuất hiện từ 3 – 6 tuần sau đó chúng sẽ tự động biến mất. Thực chất khi đó xoắn khuẩn giang mai đã tấn công và xâm nhập sâu vào trong máu.
  • Các tổn thương này sẽ xuất hiện trở lại tại các bộ phận khác nhau như lòng bàn tay, chân… Sau đó chúng xâm nhập vào hệ thần kinh, hệ tim mạch gây những vấn đề về tim mạch. Hệ thần kinh trung ương bị rối loạn, trong trường hợp xấu nhất là dẫn đến tử vong.

Như vậy, có thể thấy bệnh giang mai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Do đó, ba mẹ nên lưu ý các biểu hiện ở trẻ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh giang mai ở trẻ có thể điều trị bằng cách nào?

Bạn có thể điều trị bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh bằng những cách dưới đây:

Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh
Nên đưa trẻ đến khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh giang mai
  • Nếu phát hiện mình mắc bệnh giang mai nữ giới cần điều trị để tránh lây nhiễm sang con.
  • Trẻ sinh ra phải được xét nghiệm để chắc chắn rằng bé có bị nhiễm giang mai hay không.
  • Nếu trẻ có kết quả dương tính với giang mai sẽ tái khám lại sau 8 tháng. Nếu sau 8 tháng trẻ không có triệu chứng của bệnh thì có thể loại trừ khả năng nhiễm bệnh.
  • Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì trẻ sẽ được tái khám lại sau 1 tháng. Và được chữa trị theo phác đồ riêng biệt bằng thuốc kháng sinh của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết trên cũng đã giúp bạn tìm hiểu một số thông tin về bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh. Có thể thấy bệnh giang mai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Do đó, ba mẹ nên chủ động trong việc phòng tránh bệnh ở trẻ hơn là điều trị. Tốt nhất, trước khi mang thai các mẹ nên tiến hành các xét nghiệm để kiểm soát bệnh giang mai. Ngoài ra, bạn nên tránh cho trẻ truyền máu chưa xét nghiệm hoặc sử dụng chung đồ đạc cá nhân.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *