Bệnh giang mai và bệnh lậu
Sức khỏe

Bệnh giang mai và bệnh lậu có giống nhau không? Cách chữa trị thế nào?

Bệnh giang mai và bệnh lậu có giống nhau không? Cách chữa trị và phòng tránh như thế nào sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo. Hãy cùng theo dõi để bạn có thêm được những kiến thức lẫn kinh nghiệm đối với bệnh tình dục này nhé.

Hiện nay các căn bệnh xã hội đang dần trở nên phổ biến và tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng nhanh chóng. Có những bệnh có triệu chứng giống nhau gây nhầm lẫn cho người bệnh. Trong bài viết này, sẽ giải đáp câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc đó là “Bệnh giang mai và bệnh lậu có giống nhau không?” Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh giang mai và bệnh lậu có giống nhau không?

Để xem thử bệnh lậu và giang mai có giống nhau không thì đầu tiên bạn hãy tìm hiểu xem biểu hiện của bệnh giang mai và lậu như thế nào nhé. 

1. Bệnh lậu

Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ sau 3-7 ngày các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện và sẽ tăng dần theo thời gian. Thông thường, bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Đặc biệt:

Giai đoạn cấp tính: tiểu buốt, tiểu nhiều lần và không kiểm soát được việc đi tiểu của mình. Dương vật của nam giới tiết dịch mủ vào sáng sớm, còn âm đạo của phụ nữ tiết dịch với số lượng lớn. Ngoài ra, bộ phận sinh dục sưng đỏ, đau rát.

Giai đoạn mãn tính: các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn cấp tính bắt đầu giảm dần. Nam giới thường xuất tinh vào ban đêm, chảy máu khi quan hệ tình dục. Ở nữ giới, bệnh lậu không có triệu chứng rõ ràng và chỉ đau khi đi tiểu và tiết dịch có màu, có mùi hôi.

Bệnh giang mai và bệnh lậu
Bệnh lậu

2. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 4 tuần kể từ khi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Trong thời gian này, bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Theo thời gian, các biểu hiện của bệnh giang mai sẽ phát triển qua 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn ban đầu: Sau khi bị xoắn khuẩn tấn công, bộ phận sinh dục của nam và nữ xuất hiện các vết loét đỏ, gọi là săng. Chỉ sau 1-2 tháng, các triệu chứng này tự động biến mất và không cần điều trị.
  • Giai đoạn phát ban: Toàn thân xuất hiện các nốt mẩn đỏ, nhiều nhất là ở lòng bàn tay, chân, ngực và kèm theo đau đầu, mệt mỏi, đau khớp.
  • Giai đoạn tiềm ẩn: Giai đoạn này không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, các xoắn khuẩn giang mai ẩn sâu trong máu và tồn tại từ 1 năm trở lên.
  • Giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn xoắn khuẩn đã xâm nhập và bắt đầu tấn công vào các cơ quan quan trọng của cơ thể, gây ra các bệnh liên quan đến thận, gan, hệ thần kinh, xương khớp,… thậm chí là tử vong.
Bệnh giang mai và bệnh lậu
Bệnh giang mai

Bệnh lậu và giang mai có chữa được không?

Cả bệnh giang mai và bệnh lậu đều có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh. Còn đối với những trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Cơ hội khỏi bệnh cũng từ đó mà giảm đi.

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, kiên trì và không tự ý mua thuốc uống tại nhà. Bởi hai căn bệnh này có diễn biến vô cùng phức tạp và khó điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, khi bệnh để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hại đến sức khỏe và chức năng sinh sản của người bệnh.

Bệnh giang mai và bệnh lậu
Bệnh lậu và giang mai có chữa được không?

Chữa bệnh lậu và giang mai như thế nào?

Bệnh giang mai và bệnh lậu đều được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể tránh được những tác hại về lâu dài. Thời gian điều trị phụ thuộc vào thời gian bệnh nhân bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Các bệnh này có thể phòng tránh được, vậy nên trước khi để mình mắc phải bệnh thì hãy:

  • Sử dụng bao cao su: Bao cao su nam và bao cao su nữ có bán tại các cửa hàng thuốc. Chúng cũng giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Hạn chế số lượng bạn tình: Khả năng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục càng cao, số lượng bạn tình cùng lúc càng cao.
  • Nói chuyện với đối tác của bạn về tiền sử bệnh của nhau: Hỏi xem người đó đã từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa. Nếu một đối tác tình dục chưa bao giờ có các triệu chứng, điều đó không có nghĩa là người đó chưa bao giờ bị nhiễm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với bất kỳ vết loét nào trên bộ phận sinh dục.

Giờ thì bạn đã biết bệnh giang mai và bệnh lậu có giống nhau hay không rồi phải không nào. Hy vọng với những chia sẻ về dấu hiệu bệnh và cách phòng ngừa gợi ý trên đây có thể giúp bạn không để mình mắc phải loại bệnh nguy hiểm này nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *