nhiệt miệng lâu không khỏi
Sức khỏe

Bị nhiệt miệng lâu không khỏi là do đâu? Bệnh cần được điều trị thế nào?

Bị nhiệt miệng lâu không khỏi là do đâu? Bệnh cần được điều trị thế nào sẽ được hướng dẫn trong bài viết dưới đây cho bạn tìm hiểu. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi tại sao nhiệt miệng lâu khỏi lại gây ra những nguy hiểm đến sức khỏe.

Nhiệt miệng là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và nhiều người cứ chủ quan vì chúng có thể hết mà không cần điều trị. Nhân đây, cũng xin chia sẻ với bạn về những hậu quả nguy hiểm mà có thể bạn sẽ nhận lấy nếu không quan tâm chăm sóc răng miệng, đặc biệt trong thời kỳ bị nhiệt miệng.

Bị nhiệt miệng lâu không khỏi là do đâu?

Căn nguyên của nhiệt miệng chưa được biết rõ, nhưng nhiệt miệng có liên quan đến phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T được kích hoạt bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố có thể gây ra vết loét là: thiếu vitamin B, tổn thương niêm mạc tại chỗ, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, dị ứng, di truyền,… Nếu không được điều trị hiệu quả vết nhiệt miệng lâu ngày không khỏi có thể xảy ra biến chứng như:

1. Nhiệt miệng lâu lâu không khỏi gây viêm cấp

Nhiều người khi bị bệnh không kiêng các thức ăn quá cay (ớt, tỏi, gừng…) hoặc có tính axit như chanh, không để ý khiến vết loét nặng hơn dẫn đến sưng tấy dẫn đến viêm nhiễm. Nếu bạn bị lở loét mãn tính thì để ngăn ngừa biến chứng này, bạn cần tránh làm tổn thương thêm vết loét cũ khi ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tránh ăn nhiều chất chua. Nếu vết loét nhẹ thì nên uống kháng sinh, uống nhiều nước và bổ sung vitamin nhóm B để tăng sức đề kháng và giảm đau.

2. Nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe miệng

Cũng giống như nhiều người nghĩ rằng nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 8-12 ngày, nhưng ở một số người điều trị không đúng cách hoặc chủ quan trong quá trình điều trị. Hậu quả không những bệnh không khỏi mà còn dẫn đến nhiễm trùng áp xe. Toàn bộ khoang miệng lúc này các vết loét viêm nhiễm sẽ lan xuống lưỡi, má, hàm. Người bệnh sẽ suy nhược toàn thân kèm theo sốt cao, mạch nhanh, môi khô, lưỡi bẩn và một số triệu chứng điển hình khác.

nhiệt miệng lâu không khỏi
Biến chứng nhiệt miệng lâu không khỏi

Ngoài ra, khi bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của những căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư lưỡi. Mặc dù bệnh ung thư lưỡi có thể chữa khỏi nhưng hầu hết các trường hợp khi phát hiện đều đã rơi vào giai đoạn cuối nên việc điều trị vô cùng khó khăn. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu khiến việc phát hiện bệnh chậm trễ là do chúng ta nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Vì vậy, đừng chủ quan khi có những nốt nhiệt miệng, đặc biệt là vùng lưỡi.

Điều trị nhiệt miệng lâu không khỏi 

1. Bôi keo ong

Keo ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt nên giúp giảm sưng đỏ, đau nhức ở các vết lở miệng. Bạn có thể bôi keo ong trực tiếp lên vết loét nhiều lần trong ngày để chữa lành vết thương.

2. Súc miệng với Baking Soda

Baking soda có khả năng cân bằng độ pH, giảm viêm nhiễm và giúp vết loét nhanh lành hơn. Để giảm nhiệt miệng nhanh chóng bằng Baking soda, bạn có thể hòa tan 5g bột baking soda trong 230ml nước. Sau đó súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 30 giây rồi nhổ đi. Thực hiện 3 – 4 lần/ngày.

nhiệt miệng lâu không khỏi
Súc miệng với Baking Soda

3. Sử dụng Oxy già

Nước oxy già (hydrogen peroxide), là một chất khử trùng rất phổ biến. Nước oxy già có tác dụng sát khuẩn làm sạch vết thương, vết loét, trên da hoặc niêm mạc miệng, giúp vùng bị thương nhanh lành hơn. Để giúp vết loét miệng nhanh lành, bạn có thể lấy tăm bông thấm dung dịch hydrogen peroxide loãng (1/2 nước và 1/2 hydrogen peroxide) nhỏ trực tiếp vào miệng vết loét. Sau 1 giờ không được ăn uống gì, làm hàng ngày để sát trùng.

Một số lưu ý nhanh chữa khỏi nhiệt miệng tại nhà

Bên cạnh những cách chữa lở miệng tại nhà, bạn đừng quên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, bổ sung vitamin B, vitamin C và các khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng trở lại. 

Trong thời gian nhiệt miệng, cần tránh ăn những thức ăn gây kích thích như: đồ ăn cứng, cay, nóng, đồ chua, rượu bia. Thay vào đó, hãy chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa dưới dạng hấp, luộc để không làm tổn thương vết loét. Vì bệnh nhiệt miệng cũng có thể do cơ thể bị nóng trong, vì vậy bạn nên uống các loại thực phẩm giúp mát gan, thanh nhiệt cho cơ thể như: Bột sắn dây, trà bí đao, nước quất, nước râu ngô, atiso,…

nhiệt miệng lâu không khỏi
Bổ sung thức ăn mềm, không cay, nóng

Mặc dù đã chăm sóc răng miệng rất tốt nhưng bạn cần hết sức nhẹ nhàng khi đánh răng trong giai đoạn nhiệt miệng. Sử dụng kem đánh răng thảo dược với các thành phần dịu nhẹ để bảo vệ màng nhầy của miệng và cổ họng.

Hãy cố gắng kiểm soát căng thẳng, đừng để những cảm xúc tiêu cực này ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc của bạn. Hãy nghỉ ngơi và dành cho mình những giây phút thư giãn thoải mái hơn, thay vì làm việc quá sức.

Trên đây là những thông tin về vấn đề nhiệt miệng lâu không khỏi là do đâu cũng như những biến chứng có thể xuất hiện khi bạn điều trị không hiệu quả. Hy vọng rằng những gì đề cập trong bài viết có thể giúp bạn chăm sóc răng miệng tốt hơn nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *