điều trị giãn dây chằng gối
Sức khỏe

Cách điều trị giãn dây chằng gối mang đến hiệu quả giảm đau tốt

Cách điều trị giãn dây chằng gối như thế nào mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhất cho bạn sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây một cách rõ ràng nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết để bạn có thêm được những kiến thức lẫn kinh nghiệm trong việc điều trị chứng đau này hiệu quả.

Dây chằng là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng bao gồm các phân tử collagen dài và dai là chủ yếu. Các dây chằng liên kết các xương qua lại với nhau có nhiệm vụ ổn định các khớp cũng như ngăn chặn chuyển động bất thường của xương đùi, xương bánh chè, xương chày. Khi bị giãn hoặc đứt một trong những dây chằng này, đầu gối của bạn sẽ bị tổn thương, gây nên những cơn sưng đau cho vùng xung quanh và khiến bạn bị hạn chế vận động trong các hoạt động hằng ngày. Vậy để bạn biết được cách chữa giãn dây chằng gối hiệu quả trước tiên hãy tìm hiểu xem những chấn thương bạn thường gặp là gì nhé.

Những chấn thương giãn dây chằng gối thường gặp

Có 3 mức độ chấn thương được phân loại như sau:

  • Mức độ 1: Dây chằng bị tổn thương mức độ nhẹ khớp gối vẫn được giữ ổn định, chúng hay được gọi là bong gân đầu gối.
  • Mức độ 2: Dây chằng đứt một phần khớp gối bắt đầu có dấu hiệu lỏng lẻo, mức độ tổn thương đạt mức trung bình.
  • Mức độ 3: Dây chằng đứt hoàn toàn, khớp gối không còn ổn định mà trở nên lỏng lẻo, tình trạng này đang bị tổn thương ở mức độ nặng.

Các loại chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp là:       

Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL): Chấn thương xảy ra do trẹo đầu gối khi bạn thay đổi hướng quá nhanh, dừng lại đột ngột, va chạm với lực mạnh hoặc tiếp đất không tốt sau một bước nhảy bạn thường thấy chấn thương này trong bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,…

Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP): Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương này là do một lực tác động mạnh khiến cơ thể bạn ngã khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, dẫn tới tổn thương dây chằng chéo sau. 

Chấn thương dây chằng giữa gối (MCL): Loại chấn thương này thường gặp ở các vận động viên, đặc biệt là ở các môn thể thao có cường độ hoạt động cao, dễ va chạm như bóng đá, bóng chuyền… 

Chấn thương dây chằng gối bên ngoài (LCL): Chúng xảy ra khi đầu gối bạn bị ép “từ trong ra ngoài” do một lực mạnh tác động vào như va chạm thể thao hoặc tai nạn xe cơ giới. 

điều trị giãn dây chằng gối
Những chấn thương giãn dây chằng gối thường gặp

Cách điều trị giãn dây chằng gối mang đến hiệu quả

Chấn thương giãn dây chằng mức độ nhẹ có thể tự lành nếu đầu gối bạn được chăm sóc đúng cách. Cách chữa giãn dây chằng chân mà bạn cần thực hiện như:

  • Cho đầu gối nghỉ ngơi: Bạn cần hạn chế di chuyển, tránh cử động mạnh vùng gối, cũng như tránh các tác động lên gối để giảm thiểu cơn đau. Nếu có thể được, bạn hãy sử dụng nạng cho tới khi không còn đau nhiều ở đầu gối nữa.
  • Trong vòng 24h sau chấn thương, bạn cần chườm lạnh cho đầu gối từ 20 đến 30 phút sau mỗi 3 đến 4 giờ để giảm sưng và đau. Sau đó nhớ tiếp tục thực hiện chườm lạnh trong 2 đến 3 ngày sau hoặc cho đến khi hết sưng.

Nếu bạn cần phải phẫu thuật thì vật lý trị liệu sau đó có thể giúp bạn nhanh hồi phục chức năng vận động hơn. Chuyên viên trị liệu sẽ thiết lập các bài tập giúp bạn:

  • Kiểm soát cơn đau và sưng phù của bạn.
  • Hiệu chỉnh cơ sinh học và duy trì sự ổn định của các khớp.
  • Ngăn ngừa chấn thương lại tái phát.
  • Cải thiện các triệu chứng khác như khó cử động chân, yếu cơ và viêm gân.

Cũng như bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:

  • Để nâng cao được đầu gối bạn có thể thực hiện bằng cách kê một chiếc gối phía dưới trong lúc nằm hoặc ngồi.
  • Mang nẹp đầu gối vào để ổn định vùng bị tổn thương, đồng thời bảo vệ gối không bị chấn thương thêm.
  • Uống thuốc giảm đau và chống viêm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
điều trị giãn dây chằng gối
Điều trị giãn dây chằng gối 

Cách phòng tránh giãn dây chằng đầu gối

Giãn dây chằng đầu gối khó có thể ngăn ngừa một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu bạn là người có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này thì hãy ghi nhớ những cách sau để giảm thiểu tối đa chấn thương:

  • Luôn khởi động kỹ trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao là điều nhất thiết.
  • Thực hành đúng cách kỹ thuật tiếp đất khi bật nhảy.
  • Tăng cường độ tập luyện lên từ từ cho khớp gối dần quen, tránh tập cường độ cao đột ngột.
  • Không tập luyện cường độ cao liên tục trong thời gian dài, khớp gối cũng cần được nghỉ ngơi để duy trì độ linh hoạt, dẻo dai như các bộ phận khác trên cơ thể bạn.
  • Các bài tập với tạ như squat, deadlift rất cần thiết cho bạn để tăng sức mạnh cho cả cơ và dây chằng. 
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng, đặc biệt đối với các vận động viên. Chế độ ăn cần tăng cường thực phẩm giàu protein như các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…, canxi như hải sản có vỏ, sữa, đậu phụ…và vitamin D như cá hồi, cá ngừ, nấm, trứng…để bạ duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh.
điều trị giãn dây chằng gối
Cách phòng tránh giãn dây chằng đầu gối

Giờ thì bạn đã biết cách điều trị giãn dây chằng gối như thế nào cũng như cách phòng cách để hạn chế tối đa tổn thương rồi phải không nào. Nếu bạn là dân chơi thể thao thì đôi chân là rất quan trọng nên chúng cần được chăm sóc tốt như sức khỏe tổng thể của bạn nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *