Đổ mồ hôi ban đêm có sao không? Chúng đang cảnh báo bạn mắc bệnh gì sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo. Cũng như cho bạn biết khi bị chảy mồ hôi tay và chân thì bạn đang gặp bệnh gì? Hãy cùng theo dõi để biết thêm những điều mới nhé.
Đổ mồ hôi ban đêm là một triệu chứng phổ biến ở thời kỳ mãn kinh, nhưng một số điều kiện y tế và thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hầu hết các trường hợp đổ mồ hôi ban đêm không quá nghiêm trọng và có nhiều phương pháp điều trị mồ hôi khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân.
Xem nhanh
Đổ mồ hôi ban đêm có sao không
Đổ mồ hôi vào ban đêm là điều bình thường nếu căn phòng hoặc giường làm bạn quá nóng. Nhưng khi mồ hôi ra nhiều mà ướt cả quần áo, chăn ga gối đệm dù thời tiết mát mẻ thì cũng có thể là vấn đề. Đổ mồ hôi ban đêm là thuật ngữ chỉ tình trạng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt của người đang mắc phải tình trạng này.
Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị đổ mồ hôi ban đêm, ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số. Nhiều phụ nữ phải đối mặt với chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm trong thời kỳ mãn kinh. Một số triệu chứng khác của phụ nữ trong thời kỳ này có thể kể đến như: đau khi giao hợp do khô âm đạo, bốc hỏa, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, lo lắng, hay quên hoặc mất tập trung … Đối với nam giới, có nhiều suy đoán rằng đổ mồ hôi ban đêm có liên quan đến testosterone thấp.

Vậy đổ mồ hôi vào ban đêm là bệnh gì đang ngấm ngầm xuất hiện trong cơ thể bạn? Lời giải đáp này sẽ có trong phần tiếp sau đây.
Đổ mồ hôi ban đêm là bệnh gì?
Đổ mồ hôi ban đêm có thể là do các bệnh lý gây ra, chẳng hạn như:
- Hội chứng đổ mồ hôi (hyperhidrosis).
- Chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị.
- Hạ đường huyết.
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh lao hoặc HIV.
- Ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch.
- Suy tim sung huyết.
Trong một số trường hợp, bạn có thể bị đổ mồ hôi ban đêm do tác dụng phụ của thuốc bạn dùng. Ví dụ bao gồm một số thuốc chống trầm cảm, steroid và thuốc giảm đau, phương pháp điều trị thay thế hormone hoặc thuốc điều trị bệnh tiểu đường (hạ đường huyết).
Béo phì, sử dụng quá nhiều caffeine, rượu, thuốc lá hoặc một số loại thuốc cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Đôi khi nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm cũng không được biết rõ. Tất cả đều cần được sự chẩn đoán bởi các bác sĩ khi bạn đi khám tại các bệnh viện.

Đổ mồ hôi tay và chân là bệnh gì
1. Rối loạn thần kinh giao cảm
Nếu bạn ra mồ hôi tay chân bất kể trời nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít mà không liên quan đến bệnh lý nào khác thì rất có thể là do rối loạn thần kinh giao cảm. Trên thế giới có khoảng 3-5% dân số đang sống chung với căn bệnh này. Vị trí đổ mồ hôi thường đối xứng nhau như 2 bàn tay, 2 bàn chân, 2 nách, mặt… Nếu trong gia đình bạn có người ra mồ hôi nhiều do rối loạn thần kinh giao cảm thì 28% bạn cũng mắc bệnh này.
2. Nhiễm trùng
Căn bệnh phổ biến nhất là nhiễm trùng lao. Người bệnh lao không chỉ ra mồ hôi tay chân mà còn ra mồ hôi toàn thân, mồ hôi nhiều nhất là từ chiều tối cho đến đêm. Nếu đổ mồ hôi trộm ban đêm kèm theo sốt cao, ớn lạnh, ho dai dẳng, sụt cân nhanh chóng thì hãy cẩn thận với bệnh lý này.
3. Bệnh tuyến giáp
Quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt hormone tuyến giáp (suy giáp) đều gây rối loạn chuyển hóa, khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường ra nhiều mồ hôi kèm theo mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, tâm trạng không ổn định ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

4. Hạ đường huyết
Thường gặp ở những người bị tiểu đường mãn tính do ăn kiêng quá mức hoặc do tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết. Lượng đường trong máu thấp sẽ kích thích hệ giao cảm tăng tiết hormone adrenaline gây đổ mồ hôi, tim đập nhanh…
5. Ung thư
Ra mồ hôi tay chân có thể do mắc một số bệnh ung thư như ung thư hạch, ung thư máu, u crom… kèm theo các triệu chứng sưng hạch, sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi…
6. Rối loạn nội tiết
Sự thiếu hụt hormone sinh dục testosterone ở nam giới trung niên và estrogen ở phụ nữ trước và trong thời kỳ mãn kinh, dậy thì sẽ khiến cảm biến nhiệt độ hoạt động rối loạn, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết hơn.
7. Bệnh tiểu đường
Các biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân tiểu đường có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm gây tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường ra nhiều mồ hôi ở phần trên cơ thể như tay chân, đầu, mặt…
Giờ thì bạn đã biết được đổ mồ hôi ban đêm có sao không cũng như chúng đang cảnh báo bạn đang gặp phải căn bệnh gì rồi đấy. Nếu thực sự việc ra mồ hôi quá nhiều khiến bạn không kiểm soát được thì bạn cần nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ đấy nhé.