Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu nào? Cách chữa trị ra sao để mang đến hiệu quả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây cho bạn thực hiện. Hãy cùng theo dõi để bạn có thêm được những kinh nghiệm trong việc xử lý những tình trạng lở loét cho trẻ tốt hơn.
Thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn uống không khoa học, hay mắc một số bệnh tay chân miệng đều là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lở miệng. Các triệu chứng này kéo dài khiến bé chán ăn, lừ đừ do bị lở miệng. Cha mẹ cần nhanh chóng xử lý căn bệnh này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.
Xem nhanh
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu nào?
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng hay nướu trẻ bị tổn thương, gây nên lở loét trong khoang miệng. Tình trạng này làm trẻ bị đau rát, khó chịu bên trong miệng, đặc biệt là khi ăn uống, khiến trẻ trở nên biếng ăn, quấy khóc và mệt mỏi. Những dấu hiệu nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh mà bạn nên để ý đến:
- Trẻ khóc nhiều, không chịu bú mẹ hay ăn uống.
- Đột ngột sốt và cũng có thể nổi hạch nếu tình trạng diễn biến nặng.
- Bên trong niêm mạc miệng hay hai bên má trẻ cũng xuất hiện những đốm trắng nhỏ từ 1 đến 2mm. Các đốm trắng này hơi sưng và vài ngày sau chúng sẽ bị vỡ ra gây lở loét.
- Vết loét có thể lan từ má xuống nướu và các vị trí khác nữa trong khoang miệng trẻ.
- Trẻ có thể bị sưng nướu hoặc răng gây đau nhức và có thể chảy máu tại các vùng sưng.
Lưu ý khi trẻ có dấu hiệu sốt bạn cần biết cách đo nhiệt độ ở miệng cho trẻ sơ sinh sao cho thích hợp và mang đến hiệu quả. Nhớ không nên thực hiện phương pháp này khi trẻ đã ăn hoặc uống thức ăn nóng trong vòng 30 phút. Cách thực hiện:
- Nhiệt kế rửa sạch bằng nước lạnh và xà phòng, sau đó rửa sạch bằng nước.
- Đặt đầu nhiệt kế dưới lưỡi của trẻ, cho trẻ giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi của trẻ ngậm quanh nhiệt kế.
- Với nhiệt kế thủy ngân, trẻ cần cầm trong khoảng 3 phút và với nhiệt kế điện tử, trẻ chỉ cần cầm dưới 1 phút.

Cách chữa trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
1. Dùng nước muối chữa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
Nước muối ấm có khả năng kháng khuẩn cao. Các mẹ có thể cho một chút muối vào nước ấm để vệ sinh cho trẻ. Điều này sẽ làm tăng tính kháng khuẩn, giúp vết loét miệng nhanh lành hơn.
2. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Dùng mật ong chữa viêm loét miệng là phương pháp đơn giản nhất mà mẹ có thể tự áp dụng. Theo nhiều nghiên cứu, nếu bạn thoa mật ong lên vết loét miệng trong 8 ngày, vết loét sẽ hoàn toàn lành lại. Các chất dinh dưỡng trong mật ong có thể giúp trẻ tiêu diệt hoặc ức chế 30% vi khuẩn và nấm. Cách làm lại vô cùng dễ dàng, khi trẻ bị lở miệng, mẹ cho trẻ uống mật ong hoặc tăm bông tẩm mật ong (có thể kết hợp với nghệ) để bôi lên vết loét.

3. Chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa và nước dừa
Dầu dừa, nước dừa hay nước cốt dừa đều là một trong những thực phẩm được dùng để chữa bệnh viêm loét miệng. Khi trẻ bị viêm họng, mẹ có thể cho trẻ uống nước dừa hoặc dùng một ít nước cốt dừa để súc miệng cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên vết loét. Áp dụng đều đặn ngày 2 lần bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ từ đó.
4. Bột sắn dây chữa nhiệt miệng
Bạn có thể pha bột sắn dây với nước đun sôi để nguội, thêm chút đường rồi cho bé uống. Nếu mẹ lo lắng dạ dày của bé không tốt thì nên nấu bột sắn dây cho bé dùng. Điều này không chỉ đảm bảo vết loét miệng nhanh lành mà cơ thể trẻ còn được thanh nhiệt, giải độc, an toàn cho cơ thể nhỏ bé của trẻ. Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm mát trong chế độ hàng ngày để không làm nặng thêm tình trạng của trẻ sơ sinh bị lở loét.

Lưu ý khi chữa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
Trong dân gian, mật ong có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, có thể pha vào nước uống hoặc bôi lên các vết loét trong miệng để vết loét nhanh biến mất hơn. Tuy nhiên, cách này tuyệt đối không được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc cực kỳ nguy hiểm.
Thông thường, các triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất sau 2 tuần, kể cả khi cha mẹ không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài đến tuần thứ 3, kèm theo sốt cao, sụt cân nhanh, đau bụng và đi ngoài ra máu,… Cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời các biến chứng nguy hiểm khác.
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan. Việc điều trị sớm sẽ giúp bé không còn cảm giác đau và mệt mỏi, ăn ngon miệng và vui vẻ hơn. Mẹ cũng đừng quên thay đổi lối sống khoa học lành mạnh cho bé để phòng tránh tốt nhất cho bé không bị viêm loét miệng cũng như các bệnh lý khác.