Nhiệt miệng quanh chân răng là gì? Tình trạng này xuất hiện do đâu sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo rõ ràng hơn. Cũng như hướng dẫn cách bạn chăm sóc và cải thiện tình trạng này một cách nhanh nhất và tốt nhất có thể.
Nhiệt miệng (vết loét miệng) có thể xuất hiện đột ngột mà không rõ lý do. Khi miệng của bạn đang khỏe mạnh bỗng nhiên bạn bị đau nhức khó chịu, đôi khi đau trên nướu, vùng má hay chân răng. Mặc dù vết loét có thể tự lành mà không cần điều trị từ nha sĩ hoặc bác sĩ, nhưng thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của tình trạng này có thể giúp bạn tránh được sự khó chịu lâu dài do lở miệng.
Xem nhanh
Nhiệt miệng quanh chân răng là gì?
Nhiệt miệng là bệnh thường hay gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già. Bệnh nhiệt miệng quanh chân răng thường xuất hiện ở những người có cơ địa nóng trong, vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn uống thiếu chất hoặc người bị stress lâu ngày. Người mắc bệnh nhiệt miệng thường có một số triệu chứng cụ thể như:
Xuất hiện các nốt ban màu trắng sữa, màu vàng giống như vết bỏng, các nốt này nếu để lâu sẽ loét sâu và gây đau rát, khó chịu cho người bệnh.
Ngoài ra, nhiệt miệng đau chân răng, nhiệt miệng ê răng là điều không thể tránh khỏi, gây khó chịu cho người bệnh. Cơn đau kéo dài gây khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, nếu ở mức độ nặng, bệnh nhân bị nhiệt miệng ở chân răng có thể xảy ra tình trạng sốt cao.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng quanh chân răng
- Nguyên nhân chính gây nên tình trạng lở loét chân răng là do mỗi người có cách thức và cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Chẳng hạn như sử dụng bàn chải quá cứng, chải quá lâu, không chịu dùng nước súc miệng kháng khuẩn,…
- Một nguyên nhân khác là do trong người bị nóng trong, nhiệt độc bốc lên gây lở loét chân răng, miệng, môi, lưỡi.
- Chế độ ăn uống không đúng cách cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh. Đặc biệt người có thói quen ăn đồ cay, nóng, nhiệt độc trong cơ thể sẽ làm bỏng niêm mạc, tạo nên các vết loét ở chân, miệng.
- Việc để cơ thể suy nhược, áp lực công việc khiến tinh thần căng thẳng, khó chịu cũng làm thay đổi cơ chế sinh học trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng.
- Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng, đặc biệt là vitamin b12, sắt, sắt, thiếu máu,…
Để khắc phục và chữa khỏi bệnh nhiệt miệng quanh chân răng, người mắc phải nên căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà hạn chế từ những nguyên nhân đó. Ngoài ra có thể đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và thăm khám, thậm chí là sử dụng thuốc các bài thuốc từ y học cổ truyền.
Các bài thuốc dân gian được áp dụng từ bao đời nay đối với bệnh nhiệt miệng mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, ý thức được việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân là điều quan trọng nhất để phòng ngừa và cải thiện mọi nguy cơ mắc bệnh.

Cách chữa trị nhiệt miệng quanh chân răng
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh nhiệt miệng gây khó chịu, đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để chữa nhiệt miệng chân răng hiệu quả? Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng.
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Khi bị bệnh nhiệt miệng nói chung và bệnh nhiệt miệng ở chân răng nói riêng, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống. Bạn nên bổ sung nhiều rau củ quả, hạn chế bia rượu hay đồ cay nóng. Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó, bạn vừa có thể chữa nhiệt miệng, vừa ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
2. Dùng đồ uống mát để thanh nhiệt
Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng nên áp dụng cách chữa viêm loét miệng dân gian bằng các thức uống giải nhiệt như: nước cam, nước nhân trần, rau má,… Hay bôi mật ong, gel lô hội,…để trị vết loét nhanh lành hơn. Nếu thấy bệnh nhiệt miệng không có dấu hiệu chữa khỏi cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời.

Cách ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng quanh chân răng
- Nhai kỹ và chậm rãi, không nên vừa ăn vừa nói.
- Tránh các loại thực phẩm có thể gây lở miệng như cà chua, trái cây họ cam quýt, khoai tây chiên, ngô chiên và bánh mì vỏ cứng.
- Đánh răng hai lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.
- Tìm những cách lành mạnh để giảm căng thẳng trong cuộc sống của bạn như thiền định và tập thể dục.
- Nếu bạn nghĩ rằng chế độ ăn uống của mình có thể thiếu vitamin và khoáng chất, hãy bổ sung thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin B12 và kẽm. Bạn cũng nên hạn chế hoặc bỏ rượu và thuốc lá.
- Nếu mụn rộp khác xuất hiện, hãy súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn để nhẹ nhàng thúc đẩy quá trình lành trong miệng.

Mặc dù bệnh nhiệt miệng quanh chân răng không nghiêm trọng nhưng chúng có thể rất khó chịu và đôi khi rất đau khi bạn ăn và nói chuyện. Vậy nên hãy trao đổi với bác sĩ hay nha sĩ về bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong miệng để giữ cho toàn bộ cơ thể bạn khỏe mạnh nhé.