nước dừa chữa nhiệt miệng
Sức khỏe

Uống nước dừa chữa nhiệt miệng được không? Cách chữa như thế nào?

Uống nước dừa chữa nhiệt miệng được không? Cách chữa như thế nào sẽ được hướng dẫn trong bài viết cho bạn tham khảo và thực hành. Hy vọng với những mẹo dưới đây có thể giúp bạn nhanh chóng giảm đi những cơn đau và trị dứt điểm của nhiệt miệng hiệu quả.

Trong bữa ăn hàng ngày, nhất là khi ăn đồ cay nóng và thiếu chất dinh dưỡng thường sẽ xuất hiện nhiệt miệng. Ngoài ra, chúng còn có thể xuất hiện do thói quen hút thuốc lá hoặc do sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, căng thẳng kéo dài,… Về bản chất, dù bệnh xảy ra do nguyên nhân nào thì vấn đề nhiệt miệng luôn là nỗi lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thường ngày của bạn. Đặc biệt là về khả năng ăn uống, thậm chí có trường hợp nặng bị lở loét gây khó nói chuyện.

Uống nước dừa chữa nhiệt miệng được không? 

Đã có rất nhiều thắc mắc được đặt rằng nhiệt miệng có nên uống nước dừa không? Dừa là loại trái cây chứa nhiều đường glucoza và được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Trong 1 lít nước dừa tươi có khoảng 4 loại protein, 48g gluxit, 20g axit hữu cơ, 4g chất khoáng. Nước dừa có vị ngọt, tính mát, tính bình, có tác dụng giải khát, giải độc, sát trùng, giảm mệt mỏi, bồi bổ và nâng cao thể trạng.

Nước dừa cũng được biết đến với công dụng chữa nhiều bệnh trong mùa hè. Bản thân nước dừa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại nước này có tới 94% là nước. Nước dừa còn giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bị mất đi do mồ hôi. Nhờ vào những tính chất có trong dừa mà chúng có thể chữa được nhiệt miệng đang khiến bạn khó chịu cả khi ăn và nói.

nước dừa chữa nhiệt miệng
Uống nước dừa chữa nhiệt miệng được không?

Cách uống nước dừa chữa nhiệt miệng như thế nào?

Khi bị loét miệng do cơ thể thừa nhiệt, bạn có thể uống nước dừa ngày 2 lần. Đây là cách tốt nhất để giúp giảm đau do vết loét gây ra. Thời điểm uống nước dừa là sáng sớm và chiều trước khi ăn bất cứ thứ gì. Nên uống nước dừa liên tục từ 2 đến 3 ngày sẽ giảm đau rõ rệt. Ngoài ra, nước dừa còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe khác nên bạn có thể vừa kịp lúc bổ sung.

Ngoài ra, không chỉ có uống nước dừa trị nhiệt miệng, mà bạn còn có thể tham khảo cách sau:

  • Lấy một phần cùi dừa giã nhuyễn, sau đó chắt lấy nước cốt để uống trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức dậy, cách làm này vừa làm sạch miệng vừa trị lở miệng nhanh chóng.
  • Hoặc bạn có thể kết hợp nước cốt dừa với mật ong theo tỷ lệ bằng nhau, lấy một ít rồi thoa lên vết loét khoảng 3 lần mỗi ngày bạn sẽ thấy vết loét se lại ngay.
nước dừa chữa nhiệt miệng
Cách uống nước dừa chữa nhiệt miệng như thế nào?

Những mẹo chữa nhiệt miệng khác

1. Chè tươi

Nước chè tươi có nhiều hoạt tính kháng khuẩn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Bên cạnh đó, trà tươi cũng rất giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt, chè tươi có khả năng bảo vệ răng miệng khỏe mạnh. Nó cũng chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể sử dụng nước chè tươi mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất khi bị nhiệt lở miệng. Lưu ý, sau khi uống nước chè tươi, bạn nhớ súc miệng thật sạch bằng nước lọc.

2. Nước cam giúp giảm nhiệt miệng

Nước cam chứa nhiều vitamin C, giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch, có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Uống nước cam còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người.

Không chỉ vậy, nước cam có chứa folate, vitamin B, những chất này hỗ trợ quá trình hình thành tế bào giúp vết nhiệt mau lành hơn. Vì vậy, nước cam là lựa chọn được mọi người sử dụng khi muốn giảm nhiệt mùa hè.

Nước cam không chỉ có tác dụng chữa viêm loét miệng mà còn giúp tăng cường sức khỏe dinh dưỡng hiệu quả và bạn có thể sử dụng chúng mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên uống quá nhiều nước cam trong 1 ngày. Hạn chế uống nước cam vào buổi tối cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy xảy ra.

nước dừa chữa nhiệt miệng
Nước cam giúp giảm nhiệt miệng

3. Rau má

Rau má là một loại rau từ thiên nhiên có công dụng giải nhiệt mà ai cũng biết. Rau má chứa hàm lượng Triterpenoids cao, có khả năng làm lành vết loét nhanh chóng. Vì vậy, nước ép Rau má là loại nước được sử dụng phổ biến khi bị loét miệng.

Bạn có thể uống nước ép rau má mỗi ngày, chỉ cần kiên trì uống nước trong vài ngày thì nhiệt miệng sẽ nhanh chóng lành lại. Ngoài ra, rau má còn có thể được chế biến dưới nhiều hình thức khác như: dùng nước rau má xay lấy nước súc miệng, nấu canh rau má để uống giải nhiệt.

4. Nước khế chua

Quả khế chứa nhiều vitamin C có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, sát trùng rất tốt cho các vết lở trong miệng. Dùng khế chua sẽ hiệu quả hơn chữa viêm loét miệng bằng khế chín.

Nước khế chua được nấu bằng cách cắt khế thành từng đoạn rồi đun sôi để lấy nước súc miệng mỗi ngày. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể ép khế lấy nước uống cũng có tác dụng chữa viêm loét miệng hiệu quả.

Giờ thì bạn đã biết nước dừa chữa nhiệt miệng có được hay không và cách sử dụng chúng như thế nào rồi phải không. Cùng với đó là 4 loại nước uống giúp chữa nhiệt miệng mùa hè nhanh chóng trên đây. Hi vọng khi bị nhiệt miệng, bạn có thể lựa chọn cho mình một loại thức uống đơn giản, phù hợp để nhanh chóng giảm đau và khỏi lở, loét miệng.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *